Quảng trường Ba Đình là địa điểm tham quan nổi tiếng gắn liền với nhiều cột mốc lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Hãy cùng Vivutoday tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về Quảng trường đặc biệt này nhé. 

Quảng trường Ba Đình 1
Quảng trường Ba Đình 1

I. Giới thiệu chung về Quảng trường Ba Đình

  Với diện tích hơn 32.000 mét vuông với sức chứa hơn 20 vạn người, Quảng trường Ba Đình là công trình quan trọng và lớn nhất Việt Nam, ghi dấu hàng loạt sự kiện lịch sử quan trọng. Trong đó, đặc biệt nhất là sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 2/9/1945. 

Quảng trường Ba Đình - Hà Nội
Quảng trường Ba Đình – Hà Nội

  Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra các hoạt động chính trị quan trọng, vì thế, cách bài trí bên trong khuôn viên Quảng trường cũng vô cùng trang trọng. Các lối đi rộng rãi được xây dựng xen kẽ với hàng trăm ô cỏ vuông vức vừa tạo không gian xanh cho quảng trường thêm đẹp, vừa giúp giải nhiệt mặt sân bê tông vào những ngày hè nắng nóng. 

  Ở giữa Quảng trường là cột cờ cao 25m nghiêm trang và sau cột cờ là Lăng Bác Hồ – vị Chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 

>>> Chứng nhân lịch sử Cầu Long Biên và những điều ít ai biết 

1. Lịch sử Quảng trường Ba Đình 

  Vì ngưỡng mộ nghĩa quân Đinh Công Tráng đã anh dũng chống Pháp tại căn cứ Ba Đình, Thanh Hoá vào những năm cuối thế kỷ XIX, thị trưởng – bác sĩ Trần Văn Lai đã đặt tên cho Quảng trường này là Ba Đình. 

  Năm 1945, chiến thắng Cách mạng tháng Tám đã đưa nhân dân Việt Nam chính thức trở thành chủ nhân của đất nước. Quảng trường Ba Đình đã được chọn làm nơi diễn ra Lễ Độc Lập. 

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình
Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình

  Ngày 2/9/2945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấm dứt hàng nghìn năm đấu tranh chống phong kiến, phát xít và thực dân.

2. Quảng trường Ba Đình ở đâu? 

  Địa chỉ của Quảng trường Ba Đình: đường Hùng Vương, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội. 

Trụ sở Bộ Ngoại Giao nằm ở phía Nam Quảng trường Ba Đình
Trụ sở Bộ Ngoại Giao nằm ở phía Nam Quảng trường Ba Đình

  Trong đó, phía Bắc quảng trường là Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phía Nam là trụ sở Bộ Ngoại giao, phía Tây là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và phía Đông là Hội trường Ba Đình. 

3. Hướng dẫn cách di chuyển đến Quảng trường Ba Đình

  Bạn có thể đi đến Quảng trường Ba Đình bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng: 

  Đối với xe máy cá nhân, bạn lưu ý hai điểm gửi xe là: 

  • Đường Ông Ích Khiêm, nằm ở đối diện Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng
  • Đường Ngọc Hà, nằm ngay cổng vào Bảo tàng Hồ Chí Minh

  Đối với phương tiện công cộng, bạn có thể tham khảo một số tuyến xe buýt như: 09, 33, 22, 45, 50 

Xe đi đến quảng trường Ba Đình Hà Nội
Xe đi đến quảng trường Ba Đình Hà Nội

  Ngoài ra, du khách cũng có thể thử trải nghiệm dịch vụ xe buýt hai tầng Hanoi City Tour. Mỗi tour, xe buýt sẽ chở bạn tham quan 30 điểm danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội, trong đó bao gồm Quảng trường Ba Đình. Với hình thức này, bạn có thể yên tĩnh nhìn ngắm phố phường Hà Nội một cách bao quát, thoải mái nhất. 

4. Thời gian mở cửa và giá vé tham quan Quảng trường Ba Đình như thế nào?

  Quảng trường Ba Đình mở cửa từ 05:00 đến 22:00 vào tất cả các ngày trong tuần. Đến tham quan bên trong quảng trường du khách sẽ yên tâm là không phải trả phí mà được tự do chiêm ngưỡng tất cả các công trình thuộc khuôn viên quảng trường. 

5. Số lượng ô cỏ bên trong Quảng trường Ba Đình? 

  Quảng trường Ba Đình Hà Nội lúc trước có 240 ô cỏ nhưng sau vì phục vụ xây dựng tòa nhà Quốc Hội mà cắt ra một hàng nên hiện nay chỉ còn 210 ô cỏ. Các ô cỏ hình vuông xanh mát được cắt tỉ gọn gàng, chăm sóc tỉ mỉ. Xen giữa các ô là các lối đi rộng rãi hơn cả mét, loại cỏ được trồng ở đây thuộc giống cỏ gừng, có sức sống mạnh mẽ. 

Các ô cỏ lớn tạo nên mảng xanh cho quảng trường
Các ô cỏ lớn tạo nên mảng xanh cho quảng trường

II. Khám phá khuôn viên Quảng trường Ba Đình 

1. Lăng Bác Hồ 

  Tại đây có Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, một công trình kiến trúc độc đáo được làm bằng đá mang ý nghĩa lịch sử thiêng liêng. Lăng Chủ tịch mỗi ngày đón đông đảo mọi người đến thăm viếng, nhất là vào các dịp lễ 30/4, 2/9.

  Lăng mở cửa vào các ngày thứ 2,4,6 từ 07:30 đến 10:30, với những ngày cuối tuần và vào mùa đông thì thời gian sẽ có thể muộn hơn. Lưu ý là sẽ không thu vé đối với khách Việt, với khách nước ngoài thì sẽ thu phí tham quan là 25.000 VNĐ/người.

  Đây là nơi lưu giữ thi hài của Bác – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Từ khi khánh thành đến nay, lăng Bác đã chào đón hơn 60 triệu lượt người vào thăm viếng, trong đó có khoảng 11 triệu lượt khách quốc tế. 

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

  Trong lòng người dân Việt, viếng thăm Lăng Bác tựa như một cách để thể hiện tình cảm, lòng ngưỡng mộ, sự biết ơn dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Với kiến trúc không hề xa hoa, cầu kỳ nhưng lại mang giá trị lịch sử thiêng liêng.

2. Bảo tàng Hồ Chí Minh

  • Thời gian mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 2 và thứ 6 trong khung giờ từ 08:00 đến 11:30. 
  • Giá vé: Miễn phí đối với người dân Việt Nam. Giá vé dành cho khách quốc tế là 40.000 VNĐ/vé
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh

  Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng theo phong cách hiện đại với những hình khối, đường nét mạnh mẽ. Là nơi lưu giữ các tài liệu lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo tàng Hồ Chí Minh luôn thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm mỗi ngày. 

  Ngoài ra, bảo tàng Hồ Chí Minh còn thường xuyên tổ chức triển lãm các chuyên đề về lịch sử, văn hoá, con người Việt Nam nhằm thu hút những du khách muốn tìm hiểu theo về lịch sử dân tộc Việt Nam. 

3. Phủ chủ tịch 

  Phủ chủ tịch là nơi làm việc của chủ tịch và phó chủ tịch nước Việt Nam. Trước đây, Bác Hồ cũng từng làm việc ở đây với cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau khi Bác mất, một phần của phủ chủ tịch được trở thành di tích lưu niệm về Bác và cuộc sống xung quanh Bác.

Phủ chủ tịch - một kiến trúc phong cách cổ điển Pháp trang nghiêm
Phủ chủ tịch – một kiến trúc phong cách cổ điển Pháp trang nghiêm

  Mặc dù không được vào phía trong tham quan nhưng nơi đây cũng được khá nhiều du khách ghé thăm nhờ kiến trúc Pháp cổ điển và sang trọng.

4. Khu nhà sàn và ao cá Bác Hồ 

  • Thời gian mở cửa: 07:30 – 11:00, Chiều: 13:30 – 16:00 
  • Giá vé: Miễn phí đối với người dân Việt Nam. Giá vé dành cho khách quốc tế là 25.000 VNĐ/vé
Khu nhà sàn bình dị
Khu nhà sàn bình dị

  Khu nhà sàn và ao cá là nơi gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác Hồ khi còn là Chủ tịch nước đương thời. Hiện nay, ngôi nhà sàn vẫn còn lưu giữ những đồ vật, tài liệu mà Bác đã sử dụng khi còn sinh sống ở nơi đây. Vì thế, khi tham quan nơi này, du khách có thể cảm nhận rõ nét lối sống mộc mạc, giản dị, gần gũi của Bác qua từng đồ vật, khung cảnh xung quanh nhà. 

5. Chùa Một Cột

  • Thời gian mở cửa: 7g00 – 18g
  • Giá vé: Miễn phí đối với người dân Việt Nam. Giá vé dành cho khách quốc tế là 25.000 VNĐ/vé
Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo
Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo

  Chùa Một Cột tọa lạc ở phía sau phố Ông ích Khiêm, là biểu tượng văn hoá lịch sử của Hà Nội. Ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc đáo như một bông sen đang vươn khỏi mặt nước. 

6. Hình ảnh lễ thượng cờ, hạ cờ 

  Lễ thượng cờ, hạ cờ là một trong những buổi lễ vô cùng nghiêm trang thường xuyên được diễn ra ở quảng trường Ba Đình vào những ngày lễ quan trọng. Dưới đây là một số hình ảnh về lễ thượng cờ, hạ cờ trong các dịp đặc biệt. 

Lễ thượng cờ luôn nghiêm trang và giàu cảm xúc tại quảng trường Ba Đình
Lễ thượng cờ nghiêm trang và giàu cảm xúc tại quảng trường Ba Đình

  Vào dịp lễ 2/9 sẽ có nghi thức thượng cờ. Theo quy định của lễ thì sáng ngày 1/9 lúc 05:50 các chiến sĩ tập trung tại quảng trường Ba Đình để làm lễ thượng cờ. Các anh sẽ mặc đồng phục trắng, tư thái nghiêm trang, cầm theo cờ đỏ sao vàng, đi đồng loạt đều nhau đến cột cờ.

Hình ảnh các chiến sĩ oai phong trong bộ đồng phục
Hình ảnh các chiến sĩ oai phong trong bộ đồng phục

  Đúng 06:00 nghi thức thượng cờ được thực hiện trang nghiêm trước sự chứng kiến của các chiến sĩ và nhân dân.  

Nghi thức lễ thượng cờ
Nghi thức lễ thượng cờ

  Trong bầu không khí trang nghiêm, bài Tiến Quân ca hùng tráng vang lên. Tất cả mọi người ở quảng trường trở về tư thế đứng nghiêm, hướng về lễ đài như một sự tôn trọng, tin yêu vào Đảng và đất nước.  

Lá cờ Tổ Quốc tung bay trong lời bài hát quốc ca
Lá cờ Tổ Quốc tung bay trong lời bài hát quốc ca.

III. Những điều cần lưu ý khi tham quan quảng trường Ba Đình

  Quảng trường Ba Đình là nơi công cộng, tuy nhiên, khi đến tham quan quảng trường, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau: 

  • Không được dẫm đạp, ngồi lên thảm cỏ hoặc vứt rác bừa bãi nhằm giữ gìn vệ sinh chung.
  • Nghi lễ thượng cờ, hạ cờ là nghi lễ thường xuyên diễn ra ở quảng trường Ba Đình. Nếu du khách bắt gặp nghi lễ này, hãy dành ít phút để hướng lên cột cờ và thực hiện nghi lễ chào cờ và hát Quốc ca. Chắc chắn, đây sẽ là một trải nghiệm mang lại cho bạn những cảm xúc khó quên đấy.
  • Hoạt động viếng Lăng Bác chỉ tổ chức vào buổi sáng, nếu bạn đi vào buổi chiều, bạn chỉ có thể tham quan các địa điểm khác thuộc quần thể Lăng Bác.
  • Cần chú ý trang phục kín đáo, lịch sự khi viếng thăm Bác nhằm để thể hiện lòng kính trọng với Bác.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi không được vào thăm viếng Lăng Bác 

>>> Top 5+ quán bánh tôm ngon nhất phủ Tây Hồ

  Quảng trường Ba Đình Hà Nội không chỉ là một địa điểm tham quan du lịch mà còn là một nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội thì đừng bỏ lỡ địa điểm tham quan nổi tiếng này nhé. 

  Hệ thống đặt vé xe toàn quốc – vivutoday hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp chuyến du lịch được trọn vẹn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *