Khám phá địa điểm du lịch nhà Ga Đà Lạt

  Ga Đà Lạt là công trình là nhà ga cổ và có kiến trúc đặc biệt nhất Đông Dương, tuổi thọ hơn 80 năm với đường ray răng cưa hiếm có và là công trình có tính mỹ thuật cao thời bấy giờ. Vậy vị trí Ga Đà Lạt ở đâu? Quá trình xây dựng? Các điểm tham quan gần Ga Đà Lạt? luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

  Hãy cùng Vivutoday tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.

Ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt

I. Vị trí của Ga Đà Lạt?

1. Hướng dẫn đường đi đến Ga Đà Lạt

Ga Đà Lạt tọa lạc tại vị trí cách 2,5km so với trung tâm thành phố Đà Lạt.

Có địa chỉ tại: Số 1 Đường Quang Trung, Phường 10, Thành phố Đà Lạt.

Toàn cảnh nhà Ga ở Đà Lạt
Toàn cảnh nhà Ga ở Đà Lạt

  - Vì nằm khá gần trung tâm, đường đến Ga Đà Lạt khá dễ dàng, bạn có thể đi theo chỉ dẫn sau:

  Từ chợ Đà Lạt, bạn đi qua cầu Ông Đạo, rẽ vào đường Trần Quốc Toản hướng đi Quảng trường Lâm Viên, sau đó bạn sẽ thấy một ngã ba, rồi quẹo phải đi theo hướng đường Yersin. Bạn chạy thẳng khoảng 2 phút, đến đường Quang Trung nhìn bên tay phải sẽ thấy Ga Đà Lạt.

Hình ảnh nhìn từ trên cao của nhà Ga Đà Lạt
Hình ảnh nhìn từ trên cao của nhà Ga Đà Lạt

2. Bản đồ

  - Trường hợp không có bản đồ cầm tay, bạn có thể search Google Maps để được hướng dẫn về đường đi đến Ga Đà Lạt một cách thuận tiện nhất.

Đường đi từ chợ Đà Lạt đến Ga Đà Lạt
Đường đi từ chợ Đà Lạt đến Ga Đà Lạt

3. Số điện thoại của nhà Ga

– Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ đến số điện thoại nhà Ga Đà Lạt 02633.834.409 để được hỗ trợ kịp thời.

4. Tham khảo giá vé tham quan

– Sau thời gian dài mở cửa để du khách vào tham quan miễn phí, Ga Đà Lạt đã bán vé vào cổng với giá vé khoảng 10.000 đồng/người.

5. Giờ mở cửa

– Để chuyến thăm quan được thuận tiện, bạn có thể tham khảo giờ Ga Đà Lạt sẽ mở cửa cho du khách từ 7:00 đến 18:00 hằng ngày.

II. Quá trình xây dựng nhà Ga Đà Lạt

  Khởi công xây dựng vào 1932 và đến năm 1938 hoàn thành, được thiết kế bởi hai kỹ sư bậc nhất Revernon và Moncet. Công trình này do nhà thầu của Việt Nam là Võ Đình Dung thi công với tổng kinh phí là 200.000 Franc.

1. Kiến trúc và thiết kế

  - Ga Đà Lạt được thiết kế theo hình dáng núi Langbiang với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m; chiều cao 11m. Kiến trúc này được đánh giá là giống với kiến trúc của các nhà ga được xây tại Pháp ở thời điểm đó.

  - Phía trước nhà Ga có 3 chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho đỉnh núi Langbiang hùng vĩ, đặc biệt ở chóp giữa có gắn thêm chiếc đồng hồ ghi lại thời gian bác sĩ Yersin đã phát hiện ra thành phố ngàn hoa Đà Lạt.

Tổng thể của nhà Ga Đà Lạt
Tổng thể của nhà Ga Đà Lạt

  - Bên trong có thiết kế các ô cửa kính đầy màu sắc tạo nét đẹp riêng và độc đáo, vừa kết hợp kiến trúc phương Tây lại vừa mang dáng dấp của nhà Rông Tây Nguyên.

Kiến trúc bên trong của nhà Ga
Kiến trúc bên trong của nhà Ga

  - Với chiều dài của toàn tuyến ga xe lửa là 84km, nhưng do địa hình núi cao, hiểm trở và phải xuyên qua 5 hầm nên phải sử dụng đầu máy kéo răng cưa và đường ray trong khoảng 16km. Ga Đà Lạt là một trong những công trình cổ, sử dụng đầu tàu chạy bằng hơi nước, đường ray xe lửa bằng răng cưa này được cho là độc đáo và bậc nhất thế giới thời điểm đó.

Hình ảnh đường ray răng cưa còn sót lại của nhà Ga Đà Lạt
Hình ảnh đường ray răng cưa còn sót lại của nhà Ga Đà Lạt

2. Giai đoạn thi công Ga Đà Lạt 

  * Các giai đoạn thi công

  - Giai đoạn 1: Từ Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến Tân Kỳ, chiều dài 41km, được hoàn tất và sử dụng năm 1913.

  - Giai đoạn 2: Từ Tân Mỹ – Sông Pha, hoàn tất và sử dụng năm 1919.

  - Giai đoạn 3: Từ Sông Pha – Eo Gió, hoàn tất và sử dụng năm 1928.

  - Giai đoạn 4: Từ Eo Gió – Đơn Dương, hoàn tất và sử dụng năm 1929.

  - Giai đoạn 5: Từ Đơn dương – Trạm Hành, hoàn tất và sử dụng năm 1930.

  - Giai đoạn cuối: Từ Trạm Hành – Đà Lạt, hoàn tất và sử dụng năm 1933.

Đầu tàu hơi nước của nhà Ga Đà Lạt
Đầu tàu hơi nước của nhà Ga Đà Lạt

  * Sau khi hoàn thành xây dựng, các chuyến tàu đến Đà Lạt được lăn bánh là:

  - Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang.

  - Tháp Chàm – Đà Lạt – Sài Gòn.

  - Tháp Chàm – Đà Lạt.

III. Ga xe lửa Đà Lạt – Trại Mát 

1. Các chuyến tàu từ Ga Đà Lạt đến Trại Mát

– Mỗi ngày sẽ có 5 chuyến tàu khởi hành từ Đà Lạt – Trại Mát.

Di chuyển từ Ga Đà Lạt đi Trại Mát
Di chuyển từ Ga Đà Lạt đi Trại Mát

♦ Chuyến 1: 7:50 – 9:15

♦ Chuyến 2: 9:50 – 11:20

♦ Chuyến 3: 11:55 – 13:25

♦ Chuyến 4: 14:00 – 15:30

♦ Chuyến 5: 16:05 – 17:35

– Thời gian di chuyển từ Đà Lạt – Trại Mát và ngược lại khoảng 45 phút.

2. Giá vé 

– Để mua vé đến Trại Mát, quý khách có thể mua trực tiếp ở nhà ga.

Khu vực quầy bán vé
Khu vực quầy bán vé

♦ Giá vé 1 chiều khoảng: 72.000 đồng/người.

♦ Giá vé khứ hồi dao động: 108.000 – 150.000 đồng/người.

Lưu ý: Bạn nên liên hệ nhà ga để biết giá chính xác của vé khứ hồi dành cho khách đoàn từ 20 người trở lên với nhiều ưu đãi tại từng thời điểm.

3. Gợi ý một số địa điểm tham quan gần Ga Đà Lạt

Một số điểm tham quan gần Ga Đà Lạt
Một số điểm tham quan gần Ga Đà Lạt

  - Một số địa điểm tham quan gần khu vực nhà Ga Đà Lạt, du khách có thể tham khảo và lựa chọn cho mình những điểm đến lý tưởng nhất để tham quan như: Hồ Xuân Hương Đà Lạt, Quảng trường Lâm Viên, quán Cà phê Túi Mơ To, làng hoa Thái Phiên, trường Đại học Đà Lạt, vườn hoa cẩm tú cầu, Trại Mát, chùa Linh Phước, đồi chè Cầu Đất,… và còn rất nhiều điều mới lạ, hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá.

Đồi chè Cầu Đất - Đà Lạt
Đồi chè Cầu Đất – Đà Lạt

  - Đừng quên thưởng thức nhiều món ngon tại đây như: Top 10 quán bánh căn ngon tại Đà Lạt, quán bánh mì xíu mại ngon chuẩn vị,…

  Trên đây là một số thông tin về Ga Đà Lạt cũng như các chuyển tàu và thời gian khởi hành từ Đà Lạt đến Trại Mát mà Vivutoday đã tổng hợp được, ngoài ra còn rất địa điểm vui chơi, khu du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp khác,… hãy truy cập vivutoday.com để bỏ túi cho mình những kinh nghiệm cần thiết chuẩn bị cho hành trình sắp tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *