Khi nói đến những nơi tâm linh tại Hà Nội, không thể không nhắc đến Phủ Tây Hồ. Đây là một ngôi đền đã có từ lâu đời không chỉ thu hút lượng du khách đông đảo vào ngày lễ chính của Phủ mà còn vào mỗi dịp đầu năm mới. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về chốn linh thiêng qua bài viết dưới đây.

Phủ Tây Hồ Hà Nội
Phủ Tây Hồ Hà Nội

I. Phủ Tây Hồ ở đâu? 

  Phủ Tây Hồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, là một ngôi đền tọa lạc tại bán đảo ở làng Nghi Tàm. Nay là số 52, phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Bán đảo phủ Tây Hồ
Bán đảo phủ Tây Hồ

II. Phủ Tây Hồ thờ ai?

  Phủ Tây Hồ là nơi tôn thờ Chúa Liễu Hạnh. Bà là một trong những vị thánh của tín ngưỡng thờ Mẫu, có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Tương truyền, Liễu Hạnh Thánh Mẫu (Chúa Liễu Hạnh) là công chúa Quỳnh Hoa, con gái của Ngọc Hoàng. Vì lỡ làm vỡ ly ngọc của cha mà bị đày xuống hạ giới.

Liễu Hạnh Thánh Mẫu Phủ Tây Hồ
Liễu Hạnh Thánh Mẫu Phủ Tây Hồ

  Trong số mỹ cảnh nhân gian, bà ấn tượng với vẻ đẹp thơ mộng của đảo Tây Hồ nên quyết định dừng chân và mở quán nước tại nơi đây. Khi sinh sống ở đây, bà đã giúp người dân diệt trừ bọn tham quan, tàn ác, bảo vệ dân chúng khỏi áp bức. Vào thời Nguyễn, Chúa Liễu Hạnh được phong là “Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân”, trở thành một trong bốn vị thần bất tử của Việt Nam (gồm Thánh Gióng, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu).

III. Những hướng dẫn cần biết khi đến Phủ Tây Hồ

1. Giờ mở cửa Phủ Tây Hồ

  Khi đi lễ phủ Tây Hồ, bạn nên lưu ý về giờ mở cửa cũng như giờ đóng cửa của Phủ. Với những ngày bình thường, Phủ mở cửa từ 05:00 đến 18:00 cho du khách thờ cúng và tham quan. Vào 2 ngày lễ chính trong năm là mồng 3 tháng 3 âm lịch và 13 tháng 8 âm lịch do số lượng du khách đến đây rất đông nên Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn.

Thời gian mở cửa phủ Tây Hồ
Thời gian mở cửa phủ Tây Hồ

2. Cúng lễ Phủ Tây Hồ

  Nơi đây vốn nổi tiếng là nơi linh thiêng do vậy mọi người thường đến Phủ Tây Hồ dịp đầu năm dâng lễ để cầu mong sự may mắn, bình an đến với người thân trong gia đình.

Cúng lễ phủ Tây Hồ
Cúng lễ phủ Tây Hồ

  Vào những dịp này khách viếng đến rất đông, lễ cúng cũng được mọi người mang đến rất nhiều, vì để tiện cho mọi người dâng cúng sẽ có khu vực cho khách đến sắp lễ, bày biện mâm quả.

Nhà sắp lễ
Nhà sắp lễ

3. Phủ Tây Hồ có những ban nào?

  Phủ Tây Hồ gồm có Phủ chính, Điện Sơn Trang, Lầu cô, Lầu cậu với cách bố trí từ trong ra ngoài.

Phủ chính Tây Hồ
Phủ chính Tây Hồ
  • Phủ chính

  Phủ chính có thiết kế 3 nếp, các ban thờ của Phủ được phân thành 3 lớp tương ứng với 3 nếp của tam quan. Trong đó, lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan.

Ban thờ Tam phủ công đồng
Ban thờ Tam phủ công đồng

  Lớp thứ hai chính là cung Tam tòa, ban thờ này không có tượng mà chỉ có ngai và thờ bài vị  Tam vị Thánh Mẫu.

  Lớp thứ ba là ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Bức tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa, mặc áo đỏ, trùm khăn đỏ. Bên trái là Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh, trùm khăn xanh. Bên phải là ban thờ Mẫu Thoải mặc áo trắng, trùm khăn trắng.

Tam tòa Thánh Mẫu
Tam tòa Thánh Mẫu

  Ba vị mẫu là đại diện cho năng lực tạo ra chúng sinh muôn loài, sự sống và mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Khi đến Phủ, du khách sẽ tạ lễ tại ban này đầu tiên. Đây là ban thờ lễ thứ hai khi du khách đến Phủ.

  • Điện Sơn Trang

  Đây là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh mẫu – vị mẫu đứng ở ngôi thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu đặt bên phải phủ chính. Tuy Thượng Ngàn Thánh Mẫu đã có mặt trong hệ Tam toà nhưng ở đền thờ Mẫu vẫn có ban thờ Chúa Sơn Trang riêng.

Điện Sơn Trang
Điện Sơn Trang

  Bên cạnh đó, ở Điện còn có chầu lục chầu bé cùng 12 cô sơn trang theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Hạ Ban thờ Tượng Ngũ Hổ là ban thờ phía dưới ban thờ Công Đồng. Hai ông gồm ông Lốt, ông Rắn màu trắng và màu xanh quấn xung quanh hai thanh xà ngang trên tầng cao nhất của điện. Điện Sơn Trang cũng là nơi du khách làm lễ sau khi xong lễ tại Phủ chính.

  • Lầu Cô, lầu Cậu

  Lầu cô lầu cậu có vị trí bên ngoài và nằm ở hai bên trái, phải của phủ chính. Đây là nơi thờ các cô, cậu – những người cận hầu của các vị quan trong Phủ. Sau lễ ở Điện Sơn Trang, du khách sẽ lễ tiếp ở lầu Cô, lầu Cậu.

Lầu Cô, lầu Cậu
Lầu Cô, lầu Cậu

4. Ngắm cảnh trong khuôn viên phủ Tây Hồ

  Trong sân phủ có giá để chuông, cây si cổ thụ được công nhận là “cây di sản Việt Nam” cùng các di vật được lưu giữ khá phong phú, mang giá trị lịch sử, văn hóa thuộc thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như các bộ tượng tròn, hoành phi, câu đối,…

Giá chuông tại sân phủ Tây Hồ
Giá chuông tại sân phủ Tây Hồ

  Ngoài ra, vào các ngày rằm sẽ có các thầy đồ trong bộ trang phục khăn xếp áo the đỏ ngồi viết sớ cầu sức khoẻ, phúc lộc, tình duyên, lễ tạ,… cho những người đi lễ phủ.

Thầy đồ viết sớ cho khách viếng lễ
Thầy đồ viết sớ cho khách viếng lễ

IV.  Lễ Phủ Tây Hồ – những điều nên biết

  Đi lễ ở Phủ Tây Hồ không chỉ để cầu phúc, xá tội, giải xui mà còn là dịp cầu may mắn, bình an cho bản thân và gia đình. Vì vậy, khi đến Phủ, du khách cần lưu ý một vài điều sau:

  • Dâng lễ, thắp hương theo đúng thứ tự các ban thờ.
  • Dùng hai tay để dâng lễ và kính cẩn đặt lên bàn thờ, thắp hương sau khi đã đặt lễ xong tất cả các ban thờ.
  • Nên chuẩn bị lễ chay, mặn trước khi đến phủ. Tuyệt đối không dùng lễ mặn và vàng mã khi thờ Phật.
Lễ cúng phủ Tây Hồ
Lễ cúng phủ Tây Hồ
  • Hóa tiền phải hóa từng lễ theo thứ tự từ ban chính đến các ban khác.
  • Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng rồi mới đến ban chính.

  Phủ Tây Hồ không chỉ thu hút du khách bởi nét kiến trúc độc đáo cùng hệ thống ban thờ Mẫu mà còn là chốn linh thiêng, cầu may mắn cho mọi người. Hy vọng với những thông tin vivutoday chia sẻ có thể giúp bạn có một chuyến đi ý nghĩa đến địa điểm tâm linh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *